Đối tác: win79 chơi game free
Home > Rao Vặt > Tình trạng nước tiểu màu hồng ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao?

Tình trạng nước tiểu màu hồng ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao?

Nước tiểu màu hồng ở trẻ em gây ra không ít lo lắng cho bố mẹ. Tuy nhiên, không phải 100% trường hợp trẻ đi tiểu màu hồng là do lẫn máu mà có thể đến từ tình trạng thiếu nước, ăn các thực phẩm có màu hồng, đỏ,… Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân khiến nước tiểu của bé có màu hồng và cách điều trị hiệu quả. Các mẹ nhớ đọc hết bài nhé!

Nước tiểu màu hồng ở trẻ em
Nước tiểu màu hồng ở trẻ em

1. Màu sắc và lượng nước tiểu bình thường ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân nước tiểu màu hồng ở trẻ em, ta hãy bàn về việc đi tiểu của trẻ. Bình thường, nước tiểu của trẻ có màu vàng trong, vàng nhạt. Nếu nước tiểu trong, đậm màu, có màu đỏ, trắng đục hoặc hồng hoặc kèm các biểu hiện khác như tiểu nhiều lần, quấy khóc khi đi tiểu, tiểu ít,… thì đều cảnh báo những bất thường về sức khỏe.

Trẻ sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày tùy vào độ tuổi:

  • Trẻ từ khi sinh đến 1 tuổi: Trẻ đi tiểu từ 12 – 16 lần/ngày, lượng nước tiểu từ 200 – 600ml/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Trẻ đi tiểu từ 8 – 10 lần/ngày, lượng nước tiểu từ 600 – 1000ml/ngày.
  • Trẻ > 3 tuổi: Trẻ đi tiểu 7 – 8 lần/ngày, lượng nước tiểu khoảng 800 – 1000ml/ngày.

2. Nguyên nhân nước tiểu màu hồng ở trẻ em

Nước tiểu màu hồng ở trẻ em có thể là do ăn thực phẩm có chứa sắc tố đỏ, hoặc uống ít nước. Nếu bé thường xuyên ăn nhiều cà chua hoặc ăn thanh long đỏ, củ dền,… chất này sẽ được chuyển hóa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và nước tiểu dễ có màu hồng. Nguyên nhân này nói chung không cần điều trị, ba mẹ an tâm.

Nước tiểu màu hồng ở trẻ em có thể do nguyên nhân thực phẩm
Nước tiểu màu hồng ở trẻ em có thể do nguyên nhân thực phẩm

Tuy nhiên, hiện tượng nước tiểu màu hồng nhạt ở trẻ em, ở trẻ sơ sinh còn có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra. Dưới đây là một số lý do phổ biến.

2.1. Trẻ tiêu thụ ít chất lỏng và hàm lượng urat cao

Ở một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ trong 2 tuần đầu sau khi sinh sẽ có tình trạng bỉm của bé có màu hồng (còn được gọi là hội chứng tã hồng). Điều này là do tinh thể urat trong nước tiểu. Khi lượng sữa trẻ bú ít sẽ làm hàm lượng urat trong nước tiểu cao, urat kết tủa tạo thành bột hoặc tinh thể màu hồng nhạt giống như vết máu trên tã.

Trẻ uống ít sữa, ít nước có thể khiến nước tiểu có màu hồng
Trẻ uống ít sữa, ít nước có thể khiến nước tiểu có màu hồng

Ở một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi uống ít nước, ít sữa sẽ khiến nước tiểu cô đặc hơn, còn có thể xuất hiện các tinh thể khiến nước tiểu có màu đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này thường không đáng lo ngại và có thể tự hết khi trẻ bú đủ sữa mẹ hoặc uống đủ nước.

2.2 Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều purin

Khi các bà mẹ đang cho con bú và trẻ nhỏ ăn thực phẩm giàu purin cũng có thể làm tăng axit uric trong nước tiểu, dẫn đến nước tiểu kết tinh và chuyển màu hồng hoặc đỏ. Do đó, bạn sẽ gặp tình trạng bé 4 tháng đi tiểu màu hồng, bé 5 tháng tiểu ra màu hồng.

2.3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và tấn công, gây viêm nhiễm hệ tiết niệu. Khi nhiễm trùng tiết niệu có thể khiến trẻ đi tiểu ra máu. Ngoài tình trạng bé đi tiểu màu đỏ thì còn có thể kèm tiểu buốt, đau rát, tiểu đục, tiểu ngắt quãng, tiểu liên tục nhiều lần trong ngày,…

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể bị tiểu ra máu, khiến nước tiểu màu hồng, đỏ
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể bị tiểu ra máu, khiến nước tiểu màu hồng, đỏ

2.5. Ăn thực phẩm khiến nước tiểu có màu hồng

Các loại thực phẩm sau đây có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng, đỏ bao gồm: củ dền, củ cải tím, quả mâm xôi, thanh long,… Tuy nhiên, tình trạng này không quá lo ngại.

2.6. Tiểu ra máu ở trẻ

Đái máu là nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Một số rối loạn tiết niệu có biểu hiện tiểu ra máu bao gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương hệ tiết niệu, sỏi tiết niệu, khối u, hội chứng Nutcracker (chèn ép tĩnh mạch thận trái), viêm cầu thận và các bệnh khác.

Các bệnh về máu gây tiểu ra máu bao gồm: rối loạn đông máu, thiếu máu tan huyết, rối loạn hệ miễn dịch,…

Trẻ bị rối loạn đông máu có thể tiểu ra máu khiến nước tiểu màu hồng, đỏ
Trẻ bị rối loạn đông máu có thể tiểu ra máu khiến nước tiểu màu hồng, đỏ

2.4. Một số bệnh lý khác

Nước tiểu màu hồng ở trẻ em cũng thường xảy ra ở trẻ sốt cấp tính, viêm thận kẽ mạn tính, bệnh bạch cầu có thể bài tiết một lượng lớn urat vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng. (Nên xem: Bệnh đi tiểu ra máu là bệnh gì?)

3. Nước tiểu màu hồng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đối với tình trạng trẻ đi tiểu, nước tiểu có màu hồng ở trẻ sơ sinh thường không đáng lo ngại. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy đảm bảo nguồn sữa mẹ đủ lượng, đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của bé.

Đối với trẻ lớn hơn, khi nước tiểu của trẻ có màu hồng, bố mẹ cần xác định xem nguyên nhân đến từ đâu. Nếu do ăn các thực phẩm màu đỏ, hồng thì không cần lo lắng, tình trạng có thể chấm dứt sau 1 – 2 ngày.

Nếu tình trạng trẻ em đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng kéo dài mà không thuyên giảm thì có thể trẻ đã bị viêm đường tiết niệu, bệnh về thận, bàng quang,… Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.

Nếu nước tiểu của trẻ có màu hồng kéo dài, bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ
Nếu nước tiểu của trẻ có màu hồng kéo dài, bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

4. Nước tiểu màu hồng ở trẻ em phải làm sao?

Khi thấy nước tiểu của trẻ có màu hồng, ba mẹ cần bình tĩnh để xác định nguyên nhân của tình trạng đó là do đâu. Sau đó có hướng xử trí phù hợp.

  • Đối với trẻ sơ sinh có hội chứng tã hồng, mẹ hãy tăng cường cho bé bú sữa hoặc bổ sung sữa công thức trong trường hợp mẹ không đủ sữa. Khi lượng sữa tăng lên thì lượng nước tiểu cũng tăng lên, điều này có lợi cho việc bài tiết urat. Thông thường sau 5 – 7 ngày, nước tiểu màu hồng sẽ dần biến mất.
  • Đối với trẻ lớn có nước tiểu màu hồng, hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn để tăng cường bài tiết urat trong nước tiểu. Điều này sẽ giúp nước tiểu trở về màu vàng nhạt vốn có.
  • Đối với bé đi tiểu màu hồng do các thực phẩm thì không cần quá lo lắng. Tình trạng sẽ tự hết sau vài ngày.
  • Giảm ăn thực phẩm giàu purin: Phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như: nội tạng động vật, hải sản, cá, động vật có vỏ,…
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu purin có thể phòng ngừa tình trạng nước tiểu màu hồng
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu purin có thể phòng ngừa tình trạng nước tiểu màu hồng
  • Điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu: Như đã nói ở trên, nhiễm khuẩn tiết niệu cũng có thể khiến nước tiểu có màu hồng, tiểu ra máu. Do đó, bạn hãy vệ sinh vùng kín cho con thường xuyên, đúng cách để phòng bệnh hiệu quả.
  • Trong trường hợp trẻ tiểu ra máu, nước tiểu hồng hoặc đỏ kéo dài, trẻ đi tiểu kèm theo buốt rát khó chịu, nước tiểu có mùi hôi nồng bất thường, sốt, ớn lạnh,… bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
  • Cho trẻ sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tiểu ra máu, tiêu biểu là thuốc trị đái dầm Đức Thịnh dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh giúp điều trị tiểu ra máu cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh giúp điều trị tiểu ra máu cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

2 sản phẩm này đều có thành phần thảo dược bao gồm các vị thuốc quý như: Đảng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ,… có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước của bàng quang, giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh hơn, từ đó giúp cải thiện tình trạng đi tiểu ra máu nói riêng và các vấn đề hệ tiết niệu nói chung như: tiểu dầm, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu đêm,…

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh và Bảo Niệu Đức Thịnh được sản xuất tại nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, được nhiều chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao về hiệu quả cũng như sự an toàn.

Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị đái máu cho trẻ từ 6 tuổi trở lên
Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị đái máu cho trẻ từ 6 tuổi trở lên

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, mời bạn xem thêm TẠI ĐÂY.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách xử trí khi xảy ra tình trạng nước tiểu màu hồng ở trẻ em. Nếu muốn được tư vấn thêm về bệnh lý này hoặc các vấn đề đường tiểu khác, bạn vui lòng để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ Hotline 087.658.8866 để được chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn chi tiết!

Xem thêm

cua-xep-thong-minh-tai-funismart

TÌM HIỂU CÁC LOẠI CỬA LÙA XẾP GỌN THÔNG MINH ĐANG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT NĂM NAY

Cửa xếp trượt/ cửa lùa xếp gọn là sản phẩm cửa xếp sở hữu rất …