Tiểu són ra máu là một trong những vấn đề nghiêm trọng của hệ tiết niệu, cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng tiểu són – đái són ra máu như thế nào hiệu quả?
1. Tiểu són ra máu là gì?
Tiểu són ra máu là tình trạng tiểu không kiểm soát, nước tiểu tự động rỉ ra quần kèm theo máu (nước tiểu màu đỏ, hồng). Mức độ này có thể nhẹ như thỉnh thoảng bị rỉ nước tiểu khi hắt hơi, cười to hoặc ở mức độ nặng như tự nhiên có cảm giác buồn đi tiểu đột ngột, nước tiểu ồ ạt chảy ra không thể kiểm soát.
2. Nguyên nhân tiểu són ra máu
Tiểu són ra máu thường là do tổn thương ở hệ tiết niệu như ở thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Người bệnh bị mất kiểm soát bàng quang cộng thêm với chảy máu trong hệ tiết niệu sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu són ra máu.
Tình trạng đi tiểu són ra máu do nguyên nhân bệnh lý và sinh lý gây ra. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể:
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý sau là nguyên nhân phổ biến gây tiểu són ra máu:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là tình trạng thường gặp ở nữ giới, người bệnh có thể bị viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như: niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận,… Khi bị viêm đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ bị tiểu són ra máu, đái buốt, cảm giác buồn tiểu liên tục, nước tiểu đục, đậm mùi.
- Viêm tuyến tiền liệt: Tình trạng này thường gặp ở nam giới với triệu chứng sưng, viêm tuyến tiền liệt. Người bệnh sẽ có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm, đau rát khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu, đau bụng, đau lưng dưới, đau tinh hoàn,…
- U xơ tuyến tiền liệt: Tình trạng này có thể khiến người bệnh, đặc biệt là nam giới trung niên bị tiểu són ra máu, tiểu đêm, tiểu gấp,…
- Hội chứng chùm đuôi ngựa: Đây là hội chứng chèn ép các rễ thần kinh, làm gián đoạn chức năng vận động, cảm giác vùng bàng quang và 2 chi dưới, gây tiểu không tự chủ, tiểu ra máu.
- Sỏi tiết niệu: Sỏi có thể hình thành tại nhiều vị trí trong hệ tiết niệu như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và gây trầy xước niêm mạc tiết niệu, dẫn đến tiểu ra máu.
- Khối u, ung thư: Khối u hệ tiết niệu có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu, gây tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu máu.
- Các bệnh lý về thần kinh: Các bệnh nhân Parkinson, đột quỵ, bị u não hoặc chấn thương cột sống khiến chức năng thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn đến tiểu són ra máu, tiểu không tự chủ.
- Nhiễm trùng thận, bàng quang: Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập thận, bàng quang gây tiểu són ra máu, tiểu buốt, rắt, nước tiểu có mùi bất thường,…
- Chấn thương: Khi bị ngã, tai nạn có thể khiến thận, bàng quang tổn thương gây tiểu ra máu, tiểu són.
- Táo bón kéo dài: Khi táo bón, trực tràng đầy phân có thể chèn ép vào bàng quang gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dẫn đến tiểu són, tiểu ra máu.
- Do chức năng chế ước của bàng quang suy giảm, cơ thể mất cân bằng âm dương: Theo Đông y, chức năng chế ước bàng quang là chức năng kiểm soát việc đi tiểu của cơ thể. Khi chức năng này kém đi, người bệnh sẽ bị tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu dầm,… Nếu kết hợp với tình trạng mất cân bằng âm dương của cơ thể thì người bệnh sẽ bị són tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt,…
2.2. Nguyên nhân sinh lý
Ngoài các nguyên nhân trên, một số nguyên nhân sau làm tăng nguy cơ tiểu són ra máu ở nhiều người:
- Lão hóa: Ở người trung niên, người cao tuổi, cơ hỗ trợ bàng quang trở nên suy yếu, kém đàn hồi nên rất dễ dẫn đến tiểu són, tiểu không tự chủ.
- Sinh con tự nhiên: Khi sinh thường, các cơ kiểm soát bàng quang có thể bị tổn thương, dẫn đến tiểu són, tiểu không tự chủ cùng các triệu chứng khác.
- Mãn kinh: Hormone estrogen của phụ nữ có tác dụng giúp cho niêm mạc bàng quang, niệu đạo khỏe mạnh. Nhưng khi bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng hormone này sẽ giảm xuống khiến phụ nữ dễ bị tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu.
- Do lối sống thiếu khoa học: Một số thói quen xấu như: uống quá nhiều rượu, caffeine; thức khuya kéo dài,… có thể khiến bàng quang mất kiểm soát tạm thời.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc điều trị suy tim, tăng huyết áp, thuốc an thần,… có thể có tác dụng phụ gây són tiểu, tiểu ra máu.
>>> XEM THÊM:
Bệnh đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Tiểu són là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Són tiểu khi ho và hắt hơi phải làm sao?
3. Cách khắc phục tiểu són ra máu
Cách khắc phục, điều trị tiểu són ra máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và mức độ bị bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tiểu són ra máu hiện nay:
3.1. Điều trị tại nhà
Người bệnh đái són ra máu có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như sau:
- Áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh như: dùng rau má, uống nước râu ngô, uống nước luộc giá đỗ, nước rau muống hòa mật ong,… Để tìm hiểu chi tiết về cách thực hiện các mẹo này, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
- Luyện tập bàng quang, đi tiểu đôi: Mỗi khi thấy buồn tiểu, bạn cố gắng nhịn thêm 10 – 15 phút nữa rồi mới đi tiểu. Mỗi khi tiểu xong, bạn chờ thêm 3 – 5 phút nữa rồi đi tiểu tiếp lần 2. Điều này sẽ giúp bàng quang rỗng hoàn toàn, cải thiện tiểu són hiệu quả.
- Áp dụng các bài tập tại nhà như bài tập Kegel sẽ giúp cơ sàn chậu khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học bằng cách hạn chế rượu bia, các chất kích thích,… tăng cường ăn rau xanh, trái cây để hệ tiết niệu khỏe mạnh hơn.
- Uống đủ nước, trung bình từ 2 – 2.5 lít nước/ngày.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm hệ tiết niệu.
- Tập thể dục, tăng cường vận động hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,… Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và tăng cường sức đề kháng.
3.2. Sử dụng thuốc trị tiểu són ra máu
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị tiểu són ra máu bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh tiểu són ra máu do viêm nhiễm hệ tiết niệu, bàng quang, thận,… thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
- Thuốc giảm đau: Nếu đái són ra máu kèm theo tình trạng đau lưng, hông, bụng,… khó chịu thì thuốc giảm đau sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh.
- Thuốc cầm máu: Nếu người bệnh bị són tiểu và ra máu kéo dài thì sẽ được kê loại thuốc này để tránh mất máu nhiều.
Ngoài các loại thuốc trên, một số loại thuốc khác thường được dùng trong điều trị tiểu són ra máu bao gồm: thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn alpha, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc Mirabegron, kem bôi estrogen,…
Các loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể nên bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên Bảo Niệu Đức Thịnh
Ngoài các biện pháp điều trị ở trên, người bị tiểu són ra máu có thể tham khảo và sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.
Sản phẩm được bào chế dạng viên nén theo bài thuốc trị bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hơn 200 năm lịch sử làm thuốc chữa bệnh cứu người.
Với các vị thuốc quý như: Ích trí nhân, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Viễn chí,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền, Bảo Niệu Đức Thịnh có tác dụng tăng cường, khôi phục chức năng chế ước bàng quang, tăng cường chức năng thận, cân bằng âm dương cho cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ điều trị tiểu són ra máu, tiểu dầm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại Nhà máy sản xuất Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, an toàn, hiệu quả cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Sản phẩm lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt năm 2019.
Hy vọng với các thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng tiểu són ra máu ở trên, bạn đã có những kiến thức cần thiết để phòng và điều trị bệnh cho bản thân hiệu quả.
Nếu cần được tư vấn thêm, bạn hãy gọi hotline 087.658.8866 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn nhé!