Hương sắc riêng cho không gian sống và loại cây ngày Tết
Khi trang trí một chậu hồng môn làm cây xanh trong nhà đặt ở bàn làm việc, bạn sẽ cảm nhận ngay được căn phòng mình mang một hương sắc riêng, tươi mới như thể vừa có một làn gió trong lành mát dịu thổi qua. Điều này sẽ giúp tinh thần bạn được thư thái và mang đến những năng lượng tích cực, vui vẻ cho bạn va gia đình.
Loại cây mang đến may mắn trong ngày Tết
Cây hồng môn có sắc đỏ rực rỡ khi trang trí trong nhà là biểu tượng cho sự may mắn và dồi dào tình yêu thương. chính vì vậy nên cây hồng môn luôn là loại cây cảnh phong thủy bán chạy số một trong các dịp lễ Tết.
“Máy điều hòa không khí tự nhiên”
Đặc biệt hơn cả, loài hoa hồng môn này còn giúp thanh lọc không khí, hút hết những bụi bẩn từ điều hòa và những vật dụng trong nhà, khiến không gian sống của bạn trong lành, bừng sáng và khác biệt hơn hẳn.
Thông điệp từ hoa hồng môn
Hoa hồng môn với nét đẹp kiêu hãnh nhưng gần gũi sẽ là một món quà tuyệt vời để dành tặng cho gia đình và bạn bè. Tùy theo màu sắc của mỗi loại, thông điệp ẩn chứa sẽ khác nhau.
Những đóa hoa hồng môn rực rỡ này không chỉ mang lại niềm may mắn mà còn là nguồn động viên tinh thần qua những ý nghĩa tốt lành mà chúng mang đến.
Cây hồng môn làm cây xanh trong nhà là món quà yêu thích của giới văn phòng
Cây hồng môn có lá đẹp, hoa rực rỡ và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt nên được nhiều người ưu ái lựa chọn làm quà tặng người thân, bạn bè, đối tác, một nửa…trong những dịp sinh nhật, khai trương, tân gia, thăng chức,…
Nếu hỏi trên đời có loài cây nào vừa mang ý nghĩa nhân văn, công năng hiệu quả, hội tụ nhiều ưu điểm rất phù hợp với thế giới hiện đại, chắc chắn không ai khác ngoài cây hồng môn xinh xắn. Cây hồng môn hay còn gọi cây vĩ hoa đỏ, cây buồm đỏ là loại cây nội thất vừa dễ trồng, vừa mang dáng hình một trái tim cháy bỏng vừa trông tựa như một ngọn lửa ấm áp mang những ý nghĩa đặc biệt. Hãy cùng Quang Cảnh Xanh khám phá những điều thú vị từ loài cây này nhé!
Đặc điểm nổi bật cây hồng môn
Tên tiếng anh: Anthurium, Flamingo flower, Heart of Hawaii, Tailflower, Laceleaf
Tên khoa học: Anthurium andreanum
Họ: Araceae (Ráy)
Xuất xứ: Colombia (Nam Mỹ)
Đặc điểm nổi bật của cây hồng môn
Có cội nguồn từ Colombia – nơi phủ đầy những cánh rừng mưa nhiệt đới, cây hồng môn đã được một người truyền giáo nước Anh tên là S. M. Damon đem về Hawaii ươm mầm. Tuy có tên khoa học là Anthurium andreanum nhưng người dân nơi này lại gọi loài hoa này bằng một cái tên rất trìu mến, “trái tim Hawaii”.
Hồng môn thuộc loại cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ, sống lâu năm, thân ngắn giống họ ráy nhưng thân cứng và các bẹ lá ôm gọn hơn. Lá tiểu hồng môn máu xanh thẫm, hình trái tim xinh xắn, mọc trên cành dài xanh mướt trông như chiếc ô xinh xắn. Hoa hồng môn cũng có hình tim với nhiều màu rực rỡ: đỏ, hồng, trắng, dịu dàng ôm lấy hoa màu vàng. Trên mỗi hoa tự có nhiều hoa nhỏ kết thành hình trụ.
Hoa hồng môn thường có thể chuyển đổi màu sắc theo thời gian. Như cây hồng môn hoa đỏ có thể chuyển từ màu đỏ sang màu cam và cuối cùng là đến màu cam nhạt.
Công dụng của cây hoa hồng môn
Cây tiểu hồng môn có hình dáng nhỏ xinh nên trồng làm cây để bàn rất đẹp mắt. Tiểu hồng môn trồng trong các chậu sứ xinh xinh, hoặc trồng vào các bình thủy tinh lộ ra bộ rễ, thân lá tuyệt đẹp, thường được trưng trong phòng làm việc, cây để bàn, kệ tivi, giá sách,… ở nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cơ quan, công sở…tạo không khí làm việc hứng khởi, giảm stress, tăng hiệu quả công việc, kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên.
Cây hồng môn ưa bóng nên có thể trồng ngoại thất dưới tán cây to, hoặc trồng thành bụi trang trí tiểu cảnh sân vườn đem đến vẻ đẹp duyên dáng, hài hòa cùng màu sắc nổi bật. Những chiếc cuống lá dài mảnh mai vươn thẳng nâng những phiến lá xanh mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.
Cây hồng môn ngoài tác dụng trang trí còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Những chiếc lá dày, to bản có khả năng hấp thụ xylen, benzene, formandehit là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư. Một loài cây vừa mang ý nghĩa nhân văn, công năng hiệu quả, hội tụ nhiều ưu điểm rất phù hợp với thế giới hiện đại.
Những ý nghĩa đặc biệt từ hoa hồng môn
Chuyện kể rằng ở một ngôi làng nọ, có một cô gái đã được mẹ cài lên ngực áo một đóa hoa đỏ rực để thay cho ngọn lửa hồng và bà nói với cô rằng loài hoa này có dáng hình tựa như ngọn lửa rực cháy sẽ luôn sưởi ấm trái tim cô. Cô gái đã rất trân trọng đóa hoa ấy vì nó nhắc nhở cô hãy biết yêu thương mọi người xung quanh bằng một tình yêu chân thành và nồng ấm. Loài hoa kỳ diệu ấy chính là những đóa hồng môn.
Là một loài hoa đa dạng về sắc màu, hoa hồng môn đỏ phổ biến nhất. nó là biểu tượng của tấm lòng chân thành, nồng ấm, nhiệt tình và sự hạnh phúc. hồng môn cam thể hiện cho sức mạnh, lòng kiên định, sự đam mê, hứng khởi và thành công.
Một loài cây có hoa và lá hình trái tim mang ý nghĩa tình yêu bất diệt, và sự may mắn, bình an đến với chủ nhân.
Cũng có quan niệm cho rằng, hoa của loài cây này có hình trái tim nên dù cho có màu sắc gì thì vẫn là biểu tượng cho một tình yêu thương bền vững. Đối với người dân Hawai thì hoa hồng môn còn là biểu trưng cho sự hiếu khách.
Trong phong thủy, hoa hồng môn mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Rất phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ.
Các loại hồng môn
Hồng môn gồm 3 loại chính: đại hồng môn, trung hồng môn, và tiểu hồng môn. Trong đó hoa hồng môn có các màu sắc đang được ưa chuộng nhất hiện nay như:
- Hồng môn đỏ: đỏ thắm, nhiệt tình, nồng ấm
- Hồng môn cam: Thể hiện sự đam mê, phấn khởi, hạnh phúc, sáng tạo, quyết đoán, thành công, sự khuyến khích và kích thích, là biểu tượng của sức mạnh, sự bền bỉ .
- Hồng môn màu trắng: gắn liền với sự thánh thiện, ánh sáng, trong sạch, trinh tiết, được xem là màu của sự hoàn hảo. Màu trắng đại diện cho sự khởi đầu thành công, niềm hi vọng.
- Hồng Môn màu xanh lá cây là màu của sự kiên trì, có chí hướng, khao khát hướng tới tương lai, màu xanh tràn đày hi vọng.
- Hồng Môn màu hồng: Hồng là màu của sự lãng mạn, tình yêu và tình bạn.
Những gợi ý về ý nghĩa các loại hoa của cây hồng môn từ Quang Cảnh Xanh hi vọng sẽ giúp bạn mua được những chậu cây hồng môn thích hợp với sở thích của mình.
Cách chăm sóc cây hồng môn
Với độ bền cao, lâu tàn và dễ dàng chăm sóc, cây hồng môn xứng đáng là “cô nàng dễ chịu” nhất nhì giới cây nội thất.
Ánh sáng: cây tiểu hồng môn thích ánh sáng bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy lá. Ánh sáng phù hợp với tiểu hồng môn là khoảng 50% hoặc thấp hơn, nên cây thích hợp trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính để sắc lá, sắc hoa đậm đà hơn.
Nếu trồng hồng môn trong chậu để bàn, phòng khách trong nhà thì nên đưa cây ra ngoài phơi nắng sáng sớm hoặc xế chiều khoảng 1-2 tiếng mỗi tuần.
Nhiệt độ: Cây hồng môn thích hợp với nhiệt độ từ 18 – 24 độ C, độ ẩm thích hợp 70 – 80%. Nếu nhiệt độ thấp dưới 15 độ C thì cây ngưng phát triển, còn cao trên 30 độ C thì cây sẽ bị vàng lá, cháy lá và có thể chết.
Đất trồng: Hoa hồng môn phát triển tốt trong loại đất cần đảm bảo có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước tốt để không khiến cây bị úng. Gợi ý từ Quang Cảnh Xanh là trồng cây hồng môn trong đất phù sa tơi xốp và trấu hun, xơ dừa, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục theo tỉ lệ 1:2.
Nước: Hồng môn có nhu cầu nước trung bình, nếu đất khô lá cây sẽ bị nhạt màu, nếu nhiều nước quá thì cây sẽ bị nhiễm bệnh và thối. Nên tuỳ vào điều kiện thời tiết, giữ ẩm vừa đủ cho cây. Thông thường, mùa hè cây hồng môn trồng chậu thường cần tưới khoảng 2-3 lần/tuần, mùa đông chỉ nên tưới 1 lần/tuần.
Lưu ý: Nước tưới cho cây là nước không clo, không bị mặn, không vôi, không phèn vì vậy bạn nên dùng nước giếng, nước suối. Nếu dùng nước máy thì nên để khoảng 2-3 ngày để clo bay hơi.
Phân bón: Định kì khoảng 1-2 tháng nên bón phân cho cây một lần. Gợi ý từ Quang Cảnh Xanh là bạn có thể bón phân NPK 15-5-20. Bạn nên bón với liều lượng là 5g/chậu 12cm.
Cắt tỉa: Muốn cây phát triển tốt, cho nhiều lá và hoa thì cần phải thường xuyên cắt tỉa, làm sạch cỏ dại để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Làm sạch cỏ ở phần gốc cây, xới và làm cho đất tơi xốp. Cắt bỏ những cành lá khô héo, lá vàng,…bằng kéo sạch.
Sâu bệnh hại: Một số loại bệnh mà cây hồng môn thường gặp đó là virus xoắn lá, thối củ, thối gốc và thối thân.
Với bệnh virus xoắn lá, nó khiến lá cây bị xoắn lại, không có khả năng cho ra hoa; vì thế cần phải loại bỏ những cây bị bệnh vì chúng không còn khả năng ra hoa, bệnh này cũng dễ lây lan nên cần bỏ ngay để không làm ảnh hưởng đến những cây khác.
Nếu thân, gốc và củ cây hoa hồng môn bị thối là do đất bị ẩm ướt, môi trường sống không đảm bảo độ thông thoáng. Chính vì vậy, nên chú ý dọn sạch, tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm, ánh sáng để hạn chế phát bệnh.
Cây hồng môn có độc không?
Hồng môn có độc không là nổi băn khoăn của rất nhiều người khi lựa chọn mua loại cây này về chưng, làm cảnh.
Cây hồng môn với vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt, là một loài cây cảnh rất được yêu thích, được trồng trong vườn, đặt trong phòng khách, bàn làm việc, … Cây hồng môn còn có tác dụng lọc bỏ các loại khí độc hại như amoniac, xylene, formaldehyde, toluene (theo nghiên cứu của NASA).
Tuy nhiên, cây hồng môn có chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi. Nếu bạn nhai bất kỳ phần nào của cây đều có thể dẫn đến đau rát môi, miệng, lưỡi và cổ họng. Bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu môi hoặc lưỡi bị sưng hoặc nếu khó thở hoặc nuốt. Vì vậy khi trồng hạn chế để trẻ em hay thú cưng lại gần chọc phá và ngắt bẻ cây nhé.