Đối tác: win79 chơi game free
Home > Tin Tổng Hợp > Sai lầm hay gặp khi dịch công chứng

Sai lầm hay gặp khi dịch công chứng

Hiện giờ, có một thực tế đang xảy ra là các tổ chức hành nghề công chứng không mặn mà với việc công chứng bản dịch. Các công chứng viên thường mắc các lỗi không đáng có, điều đó có thể gây ra các nguy cơ liên quan đến pháp luật cho người sử dụng dịch vụ này.

Sau đây là 1 số lỗi mà người thực hiện và người sử dụng dịch vụ công chứng bản dịch cần chú ý, để đảm bảo chất lượng cho tài liệu cũng như tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Chữ ký của công chứng viên

Đối với các bản dịch có nhiều trang, hầu hết chưa có đầy đủ chữ ký của người phiên dịch vào từng trang. Thậm chí, không có chữ ký của người phiên dịch và công chứng viên vào từng trang của bản dịch, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật Công chứng.

Sai quy cách đóng dấu

Không đóng chữ Bản dịch vào chỗ trống phía trên bên phải của từng trang hoặc chỉ đóng dấu chữ Bản dịch vào chỗ trống phía trên bên phải của trang đầu, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật Công chứng.

Bản dịch được đính kèm với bản sao của bản chính, nhưng mà không được đóng dấu giáp lai;

Lời công chứng không đúng mẫu

Lời chứng không đúng mẫu quy định tại Thông tư số 06/2015/TT-BTP như: thiếu các nội dung Bản dịch này do ông (bà)….dịch từ tiếng …sang tiếng…; Bản dịch gồm …tờ…trang, lưu một bản tại Phòng công chứng số…tỉnh…

Thực hiện sai các quy định về cộng tác viên dịch thuật

Đối với hồ sơ của cộng tác viên phiên dịch: tổ chức hành nghề công chứng không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng không đầy đủ với các cộng tác viên. Hơn thế nữa, hồ sơ hợp đồng không lưu các văn bằng của từng cộng tác viên để chứng minh có trình độ ngoại ngữ phù hợp theo quy định tại Điều 61 Luật Công chứng.

Về việc thực hiện các quy định về niêm yết tại Trụ sở và thông báo cho Sở Tư pháp về danh sách cộng tác viên phiên dịch: Hầu hết các tổ chức hành nghề công chứng chưa niêm yết công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật tại Trụ sở theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP. Các TCHNCC cũng chưa thực hiện đầy đủ việc thông báo cho Sở Tư pháp về danh sách cộng tác viên phiên dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP.

Cộng tác viên dịch thuật không được đảm bảo quyền lợi

  • Cộng tác viên dịch thuật cần đảm bảo các quy định đã được ban hành
  • Lỗi công chứng

Các văn bản công chứng bản dịch nhưng không thực hiện việc công chứng, mà thực hiện chứng thực chữ ký của Người phiên dịch là thực hiện không đúng quy định tại Điều 61 Luật Công chứng năm 2014;

Gây nhiều tốn kém không đáng có cho người đi công chứng bản dịch

Hầu hết các bản đính kèm bản dịch trong hồ sơ đều là bản chứng thực. vấn đề này gây tốn kém, phiền hà cho người yêu cầu công chứng bản dịch. Vì theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Trên đây chính là những vấn đề liên quan đến các sai phạm thường gặp của tổ chức hành nghề công chứng khi công chứng bản dịch được ghi nhận từ trong thực tế, xin được chia sẻ đến quý khách để có thêm nhiều thông tin hữu ích khi sử dụng dịch vụ này.

Giới thiệu về Công ty TNHH dịch thuật công chứng 24h:

✅ ⭐ ✔️ Cam kết giá cả phải chăng nhất toàn quốc

⛳️ Địa chỉ: 52A Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

📧 Email: info@dichthuatcongchung24h.com

☎️ Hotline: 0948944222

http://circleoasis.org/user/trans24h

https://support.panopto.com/s/profile/0055Y00000E1aMV

Xem thêm

Top 6 sân golf đẹp & nổi tiếng nhất Hà Nội Thủ Đô

Sân gôn TP Hà Nội từ lâu đã biến thành điểm đến thương yêu của rất nhiều golfer bởi thiết kế độc đáo, khung …